Phản ứng hóa học trong địa hình karst Karst

Sự tạo thành của địa hình karst nói chung là kết quả của nước mưa có chứa lượng cacbonic hòa tan (hay còn gọi là mưa axít nhẹ), tác động lên nền đá vôi hay đôlômít và hòa tan một phần các chất chứa trong các loại đá này theo thời gian. Quá trình hòa tan dưới bề mặt đá sẽ diễn ra nhanh hơn nếu đá có nhiều khe nứt và tạo ra địa hình với các đặc trưng đặc biệt, bao gồm các hố sụt hay thung lũng (các lòng chảo khép kín), các đường thông thẳng đứng, các dòng suối đột ngột biến mất. Sau một thời gian đủ lớn, các hệ thống thoát nước ngầm phức tạp này (chẳng hạn các tầng ngậm nước karst) và các hệ thống hang động có phạm vi rộng có thể được tạo ra.

Axít cacbonic tham gia vào quá trình này được tạo ra khi các hạt mưa đi qua khí quyển đã lôi theo khí CO2 và hòa tan nó trong nước. Khi mưa rơi xuống mặt đất, nó ngấm qua các lớp đất, thu thập thêm CO2 để tạo ra dung dịch axít cacbonic yếu:

H2O + CO2 → H2CO3CaCO3 → Ca2+ + CO32–CO32– + H2CO3 → 2 HCO3–CaCO3 + H2CO3 → Ca2+ + 2 HCO3–

Nước có tính axít yếu này bắt đầu hòa tan đá từ vị trí các khe nứt và các lớp đá trong các tầng đá vôi. Theo thời gian các khe nứt này mở rộng dần và nền đá vẫn tiếp tục bị hòa tan. Các khoảng rỗng trong các lớp đá tăng dần về kích thước và bắt đầu phát triển hệ thống thoát nước ngầm, cho nhiều nước hơn đi qua và làm tăng tốc độ hình thành các đặc trưng karst ngầm.

Xâm thực vách đá vôi trên cồn cát san hô cổ ven bờ biển.